Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Chương trình đào tạo

[Đăng ngày: 24/03/2016]

NGÀNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG (chuyên ngành Kinh tế xây dựng)
1. Kiến thức
Sinh viên được trang bị bao gồm 3 khối kiến thức  
1.1 Khối kiến thức cơ bản:
Hiểu biết được giới hạn, hành vi và trách nhiệm về mặt đạo đức, ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đến cộng đồng và xã hội;
Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
1.2-   Khối kiến thức cơ sở ngành: bao gồm các kiến thức về kỹ thuật trong xây dựng trang bị cho sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng khả năng thiết kế, đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp kỹ thuật – công nghệ phù hợp cho từng bộ phận cấu thành hoặc cho tổng  thể các bộ phận cấu thành dự  án xây dựng. Tạo điều kiện sinh viên nâng cao kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật xây dựng.    
1.3-   Khối  kiến  thức  chuyên ngành: bao gồm các kiến thức về  kinh tế và quản  lý nói chung, kinh tế và quản  lý trong xây dựng nói riêng, nhằm giúp sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng đủ trình độ tiến hành triển khai, tổ chức, quản  lý, vận hành từng giai đoạn hoặc toàn bộ các giai đoạn của một dự án nói chung và dự án xây dựng nói riêng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với các quy định của pháp luật và với mục tiêu đơn vị. 
2. Kỹ năng
2.1 Kỹ năng chuyên môn
  • Nhân viên dự án từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đền kết thúc xây dựng, đưa dự án vào vận hành khai thác.
  • Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành công tác thi công xây lắp tại công trường.
  • Lập, phân tích, đánh giá các dự án đầu tư như: dự án xây dựng các công trình GTVT,   dự án đầu tư máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp xây dựng,…
  • Lập, thẩm định dự toán đầu tư xây dựng công trình.
  • Tham gia lập hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu và tổ chức đấu thầu trong xây dựng cơ bản.
  • Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán, hoàn công công trình.
2.2 Kỹ năng mềm
  • Có khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng trình bày thông qua báo cáo semina, bài tập lớn.
  • Có khả năng thuyết trình, trình bày ý tưởng, kỹ năng viết báo cáo, thiết lập dự án và bảo vệ dự án.
  • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu qua sách vở, tài liệu, biết khai thác và sử dụng tốt các nguồn tài nguyên thông tin, nắm vững và vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học.
  • Có khả năng giao tiếp xã hội trong thời gian thực tập, sinh viên có cơ hội giao tiếp với các cơ quan, đơn vị bên ngoài nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết phục người nghe để đạt mục đích.
3. Thái độ, hành vi và các giá trị giáo dục khác
  • Ý thức trách nhiệm đối với công việc, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
  • Khả năng làm việc một cách khoa học, hiệu quả và có tính chuyên nghiệp;
  • Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan;
  • Có lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp;
  • Có tinh thần cải tiến, sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện các công việc được giao;
  • Có khả năng làm việc độc lập;
  • Có tinh thần đoàn kết, trung thực, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài đơn vị;
  • Tự tin, bản lĩnh, mạnh dạn khẳng định năng lực.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
  • Cử nhân Kinh tế Xây dựng có thể làm việc :  
  • Làm công việc kỹ thuật, tư vấn, thiết kế tại các đơn vị : Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, Công ty tư vấn thiết kế - giám sát, Doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán;
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lãnh vực kỹ thuật, kinh tế và quản lý trong xây dựng cơ bản ở các Viện nghiên cứu, ở các  trung  tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học, Cao đẳng. 
  • Có thể công tác tại các doanh nghiệp xây dựng, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng,các doanh nghiệp tư vấn , các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính, tín dụng ( Ngân hàng, kho bạc),…
  • Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn là : Kế hoạch-kỹ thuật, Đầu tư, Thẩm định, Nhân sự, Tài chính,…
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
  • Liên thông lên bậc Đại học chuyên ngành Kinh tế Xây dựng và khối ngành Kinh tế, Quản lý;
  • Tiếp tục học tập nâng cao trình độ các bậc học sau đại học ở các lĩnh vực : Kinh tế xây dựng, quản trị kinh doanh, quản lý dự án…
 















Đang online: 205


Số lượt truy cập: 5202763

Doanh nghiệp đối tác