Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Giới thiệu

[Đăng ngày: 14/06/2021]

Hệ thống giao thông được ví như mạch máu trong cơ thể. Đầu tư cho giao thông cũng có nghĩa là đầu tư cho hạ tầng, là một trong những điều kiện quan trọng để đất nước phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư này cần nguồn vốn rất lớn và đi cùng đó là những điều kiện về nhiều mặt, trong đó nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu.
Từ những năm 2000, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các dự án giao thông trọng điểm mang tính kết nối vùng bắt đầu được đầu tư xây dựng. Từ đây, khoảng cách giữa các tỉnh, thành phố được rút ngắn, các địa phương cũng dần xích lại gần nhau hơn.
Trước hết, Quốc lộ 1A được đầu tư nâng cấp, mở rộng thông suốt từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Việc mở rộng tuyến quốc lộ huyết mạch quốc gia đã không chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành giao thông - vận tải trong tình hình mới, mà còn giúp việc di chuyển, đi lại giữa các địa phương trên cả nước trở nên nhanh hơn, thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, dấu ấn lớn nhất để kết nối 3 miền thành một dải xuyên suốt chính là sự hình thành các tuyến hầm đường bộ. Sau khi hầm đường bộ Hải Vân được hoàn thành vào năm 2006, một loạt tuyến hầm đường bộ quan trọng khác tại miền Trung đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, bao gồm hầm đường bộ Đèo Cả đưa vào hoạt động tháng 9/2017, hầm Cù Mông vào tháng 1/2019…
Bên cạnh đó, một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm khác cũng đã được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp trong thời gian qua như sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế), sân bay Chu Lai (Quảng Nam), sân bay Phù Cát (Bình Định), sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa); cảng Tiên Sa - Đà Nẵng, cảng Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), cảng Chu Lai (Quảng Nam), cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)…
Và lộ trình khởi công các dự án lớn năm 2021 cụ thể bao gồm các dự án: Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tổng mức đầu tư 4.826 tỷ đồng, khởi công 4/1; Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tổng mức đầu tư 109.111 tỷ đồng, khởi công 5/1/2021; Đường Hồ Chí Minh tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, tổng mức đầu tư 1.509 tỷ đồng, khởi công trong quý I/2021; dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên, tổng mức đầu tư 3.654 tỷ đồng, khởi công quý I/2021; cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, tổng mức đầu tư 13.338 tỷ đồng, khởi công tháng 3/2021; cao tốc Bắc Nam, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, tổng mức đầu tư 8.381 tỷ đồng, khởi công quý II/2021; dự án tuyến nối QL91 và tuyến tránh TP Long Xuyên, tổng mức đầu tư 2.106 tỷ đồng, khởi công quý III/2021; dự án tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau, tổng mức đầu tư  1.725 tỷ đồng, khởi công quý III/2021…(Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/19-du-an-ha-tang-giao-thong-tri-gia-200000-ty-dong-se-khoi-cong-trong-nam-nay-20210128102140747.htm)
Như vậy, có thể nói, để hoàn thành các dự án trên, lĩnh vực giao thông cần một nguồn nhân sự vô cùng lớn, đặc biệt là nguồn nhân sự có tay nghề cao – nguồn nhân sự được đào tạo đúng chuyên ngành.
Đến với Khoa Công trình, Trường Cao đẳng giao thông vận tải Trung ương VI, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức lý thuyết cơ bản, được trực tiếp thực hành dựa trên hệ thống máy móc thiết bị, vật tư được trang bị tại các xưởng thực hành tại trường, ngoài ra sinh viên còn được gửi đi thực tế, thực tập và làm việc tại doanh nghiệp giúp sinh viên nắm vững lý thuyết đã học và trải  nghiệm thực tiễn nhiều hơn.

Hình ảnh : Sản phẩm thực hành tại xưởng của sinh viên

Hình ảnh : Sinh viên thực hành làm một công trình giao thông
 Hình ảnh: Sinh viên đi thực tế, thực tập tại doanh nghiệp ngoài công trường

Liên hệ : Khoa Công trình, Ttrường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI, 189 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, TP. HCM














Đang online: 874


Số lượt truy cập: 1950758

Doanh nghiệp đối tác