Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Quy định, quy chế HSSV

[Đăng ngày: 07/09/2015]

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này triển khai Quy chế HSSV của Bộ GD&ĐT ( Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007) và áp dụng đối với HSSV hệ chính quy của Trường Cao đẳng GTVT III .
Điều 2:
 Hằng năm, Hiệu trưởng tổ chức đối thoại với HSSV để giải thích đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT và cung cấp những thông tin cần thiết của Trường cho HSSV; lắng nghe ý kiến để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải đáp những thắc mắc  của HSSV.
Điều 3: Nhiệm kỳ các ban cán sự các lớp HSSV theo năm học.
Điều 4: Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng:
1. Đoạt giải trong các cuộc thi HSSV giỏi, Olympic các môn học:
- Đoạt giải Nhất:
  • Quốc tế: thưởng 5.000.000đ +  thưởng điểm rèn luyện.
  • Quốc gia: thưởng 3.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Trường: thưởng 300.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
- Đoạt giải Nhì:
  • Quốc tế: thưởng 3.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Quốc gia: thưởng 1.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Trường: thưởng 200.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
- Đoạt giải Ba:
  • Quốc tế: thưởng 2.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Quốc gia: thưởng 1.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Trường: thưởng 100.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
- Đoạt giải Khuyến khích:
  • Quốc tế: thưởng 1.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Quốc gia: thưởng 500.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
  • Trường: thưởng 50.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
2. Có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị:
Cấp Quốc gia: thưởng 2.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
Cấp Bộ: thưởng 1.500.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
Cấp Trường: thưởng 1.000.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
3. Thi đua, khen thưởng định kỳ thường xuyên đối với cá nhân và tập thể lớp HSSV được tiến hành vào cuối năm học. Cụ thể:
a) Đối với cá nhân HSSV
    - Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại : Khá, Giỏi, Xuất sắc.
    - Đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc: thưởng 100.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
        - Tiêu chuẩn: xếp loại học tập và rèn luyện Xuất sắc.
    - Đạt danh hiệu HSSV  Giỏi : thưởng 50.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
        - Tiêu chuẩn: xếp loại học tập Giỏi  và rèn luyện đạt từ tốt trở lên,
    - Đạt danh hiệu HSSV Khá: thưởng 30.000đ + thưởng điểm rèn luyện.
        - Tiêu chuẩn: xếp loại học tập Khá và rèn luyện đạt từ khá trở lên.
Xếp loại học tập xác định theo quy định của Quy chế đào tạo của từng trình độ đào tạo.
Xếp loại rèn luyện xác định theo Quy chế của Bộ GD&ĐT và Quy định của Trường về đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV.
Danh hiệu cá nhân của HSSV được ghi vào hồ sơ HSSV.
Không xét khen thưởng đối với HSSV bị kỷ luật hoặc có điểm thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất trong năm học dưới điểm trung bình.
b) Đối với tập thể lớp HSSV
Danh hiệu tập thể lớp HSSV gồm 2 loại: Lớp HSSV Tiên tiến và Lớp HSSV Xuất sắc.
Đạt danh hiệu Lớp HSSV Tiên tiến: thưởng 300.000đ, nếu đạt các tiêu chuẩn sau:
-    Có từ 25% HSSV đạt danh hiệu HSSV Khá trở lên;    
-    Có cá nhân đạt danh hiệu HSSV Giỏi trở lên;
-    Không có cá nhân xếp loại học tập kém, rèn luyện kém hoặc bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
-    Tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua trong nhà trường.
Đạt danh hiệu Lớp HSSV Xuất sắc: thưởng 500.000đ, nếu đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu Lớp HSSV Tiên tiến và có từ 10% HSSV đạt danh hiệu Giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc.
Điều 5: Trình tự, thủ tục xét khen thưởng:
1.    Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức cho HSSV, các lớp HSSV đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể lớp HSSV.
2.    Thủ tục xét khen thưởng:
-    Các lớp HSSV tiến hành lập danh sách kèm theo bản thành tích cá nhân  và tập thể lớp, có xác nhận của GVCN, khoa, đề nghị Phòng Công tác HSSV xem xét;
-     Phòng Công tác HSSV tổ chức họp, xét và đề nghị lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của Trường xét duyệt;
-    Căn cứ đề nghị của Phòng Công tác HSSV, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của Trường tổ chức xét và đề nghị Hiệu trưởng công nhận danh hiệu đối với cá nhân và tập thể HSSV.
Điều 6: Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm:
1.    Khiển trách: áp dụng đối với HSSV vi phạm lầm đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
2.    Cảnh cáo: áp dụng đối với HSSV đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhàng nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
3.    Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những HSSV đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi HSSV không được làm;
4.    Buộc thôi học: áp dụng đối với những HSSV đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm  lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được hưởng án treo)
5.    Nội dung vi phạm được quy định cụ thể ở bảng Quy định cụ thể một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật HSSV Trường CĐ GTVT III.
Điều 7: Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật:
       1. Thủ tục xét kỷ luật:
a) HSSV có hành vi vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật;
b) GVCN chủ trì cuộc họp với tập thể lớp HSSV, phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên Phòng Công tác HSSV.
c) Phòng Công tác HSSV xem xét,đề nghị  lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật nhà trường;
d) Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật tổ chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên của Hội đồng, đại diện tập thể lớp HSSV có HSSV vi phạm và HSSV có hành vi vi phạm. HSSV có hành vi vi phạm đã được mời mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng), thì Hội đồng vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.
Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
        2. Hồ sơ xử lý kỷ luật HSSV:
a) Biên bản tự kiểm điểm (trong trường hợp HSSV có khuyết điểm không chấp hành việc làm bản tự kiểm điểm, thì Hội đồng vẫn họp để xử lý  trên cơ sở các chứng từ thu thập được);
b) Biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm HSSV có hành vi vi phạm;
c) Ý kiến Phòng Công tác HSSV;
d) Các tài liệu có liên quan.
Trong trường hợp có đủ chứng cứ HSSV vi phạm pháp luật, nội quy quy chế, Phòng Công tác HSSV sau khi trao đổi với Trưởng khoa, đại diện Ban chấp hành Đoàn và Hội sinh viên, tiến hành lập hồ sơ trình Hiệu trưởng quyết định hình thức xử lý.
Điều 8: Chấm dứt hiệu lực có quyết định kỷ luật
       1. Đối với trường hợp bị triển trách: sau 3 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu HSSV không tái phạm hoặc không có những hành vi đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của HSSV kể  từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
       2. Đối với trường hợp bị cảnh cáo: sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu HSSV không tái phạm hoặc không có những hành vi đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi của HSSV kể  từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
      3. Đối với trường hợp đình chỉ học tập cho về địa phương: khi hết hạn đình chỉ, HSSV phải xuất trình chứng nhận địa phương xã, phường, thị trấn nơi cư trú về việc chấp hành tốt nghĩa vụ công dân tại địa phương để nhà trường xem xét, tiếp nhận vào học tiếp.
      4. Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có điều khoản ghi rõ thời gian HSSV bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban hành quyết định kỷ luật đến thời điểm hết thời hạn bị kỷ luật theo quy định.
Điều 9: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV:
1. Cơ cấu tổ chức Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV để theo dõi công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với HSSV trong trường:
a) Chủ tịch Hội đồng: là Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng nhà trường do Hiệu trưởng ủy quyền;
b) Thường trực Hội đồng: là Trưởng phòng hoặc phó Phòng Công tác HSSV được Trưởng phòng phân công phụ trách công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV;
c) Các ủy viên: Đại diện lãnh đạo các khoa, bộ môn, phòng ban có liên quan, đại diện Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.
Hội đồng có thể mời đại diẹn lớp có HSSV (lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn) và giáo viên chủ nhiệm lớp của những lớp có HSSV được khen thưởng hơặc kỷ luật. Các thành phần này được tham gia phát biểu ý kiến, đề nghị mức khen thưởng hoặc kỷ luật nhưng không được quyền biểu quyết.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật:
a) Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật là cơ quan tư vấn giúp Hiệu trưởng triển khai công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với HSSV và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng;
b) Căn cứ các quy định hiện hành, trên cơ sở đề nghị của Phòng Công tác HSSV, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật tiến hành xét danh sách cá nhân và đơn vị HSSV có thành tích, đề nghị Hiệu trưởng khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng; xét và đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật;
c) Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật HSSV mỗi học kỳ họp 1 lần. Khi cần thiết, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật có thể họp các phiên bất thường.
Điều 10. Quyền khiếu nại về thi đua, khen thưởng:
    Cá nhân và tập thể HSSV nếu xét thấy các hình thức khen thưởng và kỷ luật không thỏa đáng có quyền khiếu nại lên các phòng, ban chức năng hoặc Hiệu trưởng; nếu cấp trường đã xem xét lại mà chưa thỏa đáng có thể khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.













Đang online: 769


Số lượt truy cập: 4674404

Doanh nghiệp đối tác