Chương trình đào tạo
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. Kiến thức
1.1 Khối kiến thức cơ bản:
- Hiểu biết được giới hạn, hành vi và trách nhiệm về mặt đạo đức, ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đến cộng đồng và xã hội;
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành:
- Bao gồm các kiến thức cơ sở ngành về Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Pháp luật kinh tế, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Marketing căn bản, Văn hóa doanh nghiệp và tâm lý học quản lý.
1.3 Khối kiến thức chuyên ngành :
- Bao gồm các kiến thức chuyên ngành về Thị trường chứng khoán, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị chi phí, Tài chính doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp, Quản trị nhân lực, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị tài chính, Quản trị Marketing, Quản trị chiến lược, Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Quản trị chất lượng, Quản trị rủi ro, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Quản trị thương mại.
2. Kỹ năng
2.1 Kỹ năng chuyên môn
- Nhận định được cơ hội, rủi ro và khởi sự trong kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất giải quyết được vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Xây dựng, phối kết hợp và tổ chức thực hiện được các chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh về sản xuất, nhân sự, marketing, tài chính, giao nhận hàng hóa, xuất nhập khẩu…của doanh nghiệp;
- Xây dựng, phân tích và đánh giá được các dự án đầu tư.
2.2 Kỹ năng mềm
- Có khả năng tổ chức, làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, thuyết phục người nghe, viết báo cáo trình bày ý tưởng và bảo vệ ý tưởng thông qua các báo cáo simina, bài tập lớn;
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học và khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thông tin;
- Có khả năng giao tiếp xã hội, có cơ hội giao tiếp với các cơ quan, đơn vị bên ngoài trong suốt thời gian thực tập.
3. Thái độ, hành vi và các giá trị giáo dục khác
- Ý thức trách nhiệm đối với công việc, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
- Có khả năng làm việc độc lập, khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp;
- Có tinh thần cải tiến, sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện các công việc được giao;
- Có tinh thần đoàn kết, trung thực, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài đơn vị công tác;
- Có lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp và chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan;
- Tự tin, bản lĩnh, mạnh dạn khẳng định năng lực.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Bộ phân kinh doanh, Marketing, kế hoạch tổng hợp, kế hoạch sản xuất, hành chính nhân sự, đào tạo, phân xưởng sản xuất, giao nhận hàng hóa, xuất nhập khẩu, tài chính… của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực quản trị kinh doanh, nguồn nhân lực, Marketing, thương mại…ở các Viện nghiên cứu, Trung tâm, Phòng ban và Cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Sở ngành, trường đại học, cao đẳng …
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Được học lien thông lên bậc đại học các ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị markting, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị thương mại, Quản trị kinh doanh giao thông vận tải, Kinh tế quản lý…
CÁC TIN KHÁC
|
Đang online:
49
Số lượt truy cập:
3113105
|