Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Giới thiệu

[Đăng ngày: 14/06/2021]

1. Mở đầu: 
Thành phố Cần Thơ đã thể hiện vai trò là đầu mối thương mại của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Lĩnh vực thương mại phát triển nhanh, đa dạng với nhiều loại hình và có tính chất chi phối, tác động các lĩnh vực khác phát triển; kết cấu hạ tầng thương mại không ngừng được cải thiện. Một số công trình giao thông quan trọng được ưu tiên đầu tư, nâng cấp và hoàn thành đưa vào sử dụng; nhiều khu đô thị, tái định cư mới được đầu tư xây dựng, cùng với việc cải tạo nâng cấp, chỉnh trang, tạo cảnh quan, trật tự đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; đặc biệt, một số công trình lớn được đầu tư xây dựng, tạo điểm nhấn cho thành phố, góp phần nâng chất các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
Kế hoạch tăng cường liên kết hợp tác phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, các tỉnh, thành phố trong cả nước và các bộ, ngành Trung ương được Cần Thơ cụ thể thành nội dung phối hợp các tỉnh liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện liên kết vùng, phát huy vai trò TP Cần Thơ trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL; mở rộng các liên kết “song phương” hiện hữu sang các liên kết “đa phương”, để huy động được sức mạnh của toàn vùng trong việc thực hiện các quan hệ kinh tế. Cụ thể, đó là giải pháp tăng cường liên kết, hợp tác trong nước giữa TP Cần Thơ với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố cả nước thông qua các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia và cấp vùng triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố. Tất cả những việc làm nêu trên của Cần Thơ nhằm xác lập vị thế đầu mối của thành phố động lực vùng ĐBSCL.
2. Nhu cầu nguồn lực tại Tp. Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long:
2.1. Chủ trương: 
Theo quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28 tháng 08 năm 2013, về việc Phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng chính phủ. Trong quyết dịnh có nêu rõ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong tuơng lai. Trong đó có đầu tư đường bộ, đường sắt,… Để các định hướng phát triển trên thành hiện thực thì cần phát triển các dịch vụ: Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (GTVT); Xây dựng nông thôn mới và các lĩnh vực khác…
Định hướng phát triển chung khu vực dịch vụ: phát triển TP Cần Thơ trở thành rung tâm thương mại, giao thương lớn của vùng. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ truyền thống, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, có giá trị gia tăng cao, nhất là các ngành dịch vụ có thế mạnh, lợi thế như: Thương mại - xuất nhập khẩu, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, lô-gi-stíc, vận tải, bưu chính - viễn thông, dịch vụ kinh doanh bất động sản, phát triển sàn giao dịch chứng khoán, dịch vụ công khoa học và công nghệ.
2.2. Đánh giá hiện trạng thực tế nhu cầu nguồn lực tại Tp. Cần Thơ và ĐBSCL: 
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, chưa đồng bộ, hiện đại, chất lượng chưa cao, tạo điểm nghẽn trong sự phát triển của thành phố và vùng ĐBSCL; Cần Thơ chưa thật sự là hạt nhân liên kết vùng, chưa tạo ra sự hỗ trợ để cùng nhau khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, chưa bảo đảm tính đồng bộ, bền vững, hiện đại; chưa thật sự là đô thị hạt nhân của vùng; Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực chuyên môn hạn chế, chưa đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ từng lúc, từng nơi chưa thật hiệu quả.
Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 24/5/2020 có nêu “ Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị còn một số mặt chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chất lượng thấp, đang là điểm nghẽn trong liên kết, phát triển vùng, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp chưa theo hướng hiện đại... Vì vậy, Cần Thơ chưa thật sự là hạt nhân, là trung tâm, là động lực phát triển, có sức lan tỏa mạnh mẽ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Báo con số sự kiện của Tổng cục Thống Kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 25/01/2021 có nêu về việc Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn 2045 có nêu 10 giải pháp.  Trong đó có các giải pháp  thứ ba, tư, năm cụ thể như sau: 
- Ba là, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng; là cơ sở để thành phố phát huy vai trò trung tâm, động lực phát triển vùng; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; 
- Bốn là, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế; 
- Năm là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long, khẳng định vị thế là trung tâm giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của vùng.”
Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Thành phố sẽ dồn sức thực hiện 3 khâu đột phá. Trong đó, tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đột phá thứ hai là huy động nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối nội vùng và liên vùng và liên vận quốc tế. Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh... Trong đó, đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Thành phố sẽ dồn sức thực hiện 3 khâu đột phá. Trong đó, tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đột phá thứ hai là huy động nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối nội vùng và liên vùng và liên vận quốc tế. Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh... Trong đó, đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
3. Kết luận: 
Tương ứng với Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng chính phủ được phê duyệt và những định hướng của thành phố Cần Thơ. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực nâng cao trình độ chuyên môn cho ngành GTVT của khu vực ĐBSCL là cần thiết. Trường Cao Đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI hoàn toàn có năng lực góp sức của mình giải quyết các giải pháp thực hiện các khâu đột phá, thông qua nhiệm vụ chính trị đào tạo nguồn cán bộ kỹ thuật chuyên về các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT, quản lý xây dựng, khai thác vận tải, công nghệ ô tô, Cấp thoát nước,… cho các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. 

 Địa chỉ liên hệ: 288 Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ














Đang online: 197


Số lượt truy cập: 5203477

Doanh nghiệp đối tác