Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Chương trình đào tạo

[Đăng ngày: 27/03/2016]

NGÀNH KHAI THÁC VẬN TẢI (chuyên ngành khai thác vận tải bộ; vận tải sắt)
1. Kiến thức:
1.1 Khối kiến thức cơ bản:
  • Hiểu biết được giới hạn, hành vi và trách nhiệm về mặt đạo đức, ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp đến cộng đồng và xã hội;
Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;
1.2 Khối kiến thức cơ sở ngành: 
  • Bao gồm các kiến thức cơ sở ngành về Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Pháp luật kinh tế, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Luật giao thông thủy bộ, Công nghệ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải, Định mức kinh tế kỹ thuật trong vận tải thủy bộ, Kinh tế vận tải thủy bộ. 
1.3 Khối  kiến  thức  chuyên ngành: 
  • Bao gồm các kiến thức về Marketing trong ngành vận tải thủy bộ, Thống kê trong doanh nghiệp vận tải thủy bộ, Hàng hóa và thương vụ vận tải, Kế toán tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Tổ chức xếp dỡ hàng hóa, Quản trị doanh nghiệp vận tải thủy bộ, Quản trị chiến lược, Quản trị dự án đầu tư vận tải thủy bộ, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải thủy bộ, Tổ chức khai thác vận tải thủy bộ.
2. Kỹ năng
2.1 Kỹ năng chuyên môn
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải bao gồm kế hoạch sản lượng, kế hoạch phương tiện, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch chi phí, kế hoạch giá thành sản phẩm vận tải, hồ sơ kê khai giá cước theo qui định…;
  • Tổ chức khai thác đoàn phương tiện (đoàn tàu, đoàn sà lan, đoàn xe) một cách khoa học, hiệu quả;
  • Năng động trong điều hành hoạt động  vận tải, điều phối đoàn phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện thực tiễn;
  • Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải.
2.2 Kỹ năng mềm
  • Có khả năng tổ chức, làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, thuyết phục người nghe, viết báo cáo trình bày ý tưởng và bảo vệ ý tưởng thông qua các báo cáo simina, bài tập lớn;
  • Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, vận dụng tốt các phương pháp nghiên cứu khoa học và khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thông tin;
  • Có khả năng giao tiếp xã hội, có cơ hội giao tiếp với các cơ quan, đơn vị bên ngoài trong suốt thời gian thực tập.


3. Thái độ, hành vi và các giá trị giáo dục khác

  • Ý thức trách nhiệm đối với công việc, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
  • Có khả năng làm việc độc lập, khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp;
  • Có tinh thần cải tiến, sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện các công việc được giao;
  • Có tinh thần đoàn kết, trung thực, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài đơn vị công tác;
  • Có lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp và chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan;
  • Tự tin, bản lĩnh, mạnh dạn khẳng định năng lực.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
  • Bộ phận kế hoạch tổng hợp, kinh doanh, nhân sự, tài chính kế toán…của các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa, Doanh nghiệp bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải, Doanh nghiệp vận tải ô tô như vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng taxi, vận tải container, vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách theo tuyến cố định, vận tải khách bằng taxi, vận tải khách du lịch…
  • Bộ phận khai thác, điều hành (điều độ) của các Bến xe, Kho bãi hàng hóa, Cảng thủy nội địa, Trung tâm điều hành vận tải công cộng, Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa Logistic và Doanh nghiệp, tổ chức có đội xe, đội tàu…
  • Nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản lý về hoạt động vận tải, hoạt động đào tạo vận tải… ở Vụ vận tải (thuộc Bộ), Phòng vận tải, Phòng quản lý phương tiện và người lái (thuộc các Sở giao thông vận tải, Sở giao thông công chính), Viện nghiên cứu, Trung tâm và các trường đại học, cao đẳng …
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Khai thác vận tải có thể tiếp tục học liên thông lên bậc đại học các ngành : Kinh ết vận tải, Kinh tế vận tải ô tô, Kinh tế vận tải thủy-bộ, Kinh tế vận tải-du lịch, Kinh tế vận tải đa phương thức, Tổ chức quản lý vận tải, Quản trị kinh doanh giao thông vận tải, Quản trị kinh doanh…















Đang online: 731


Số lượt truy cập: 1943632

Doanh nghiệp đối tác