Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI được thành lập từ năm 1976 của Bộ GTVT là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Trường được xếp vào các trường hàng đầu trong nước và khu vực ASEAN.
Tin mới

[Đăng ngày: 09/09/2016]

Đây là ngành rất “hot”, nhưng nhiều học sinh và phụ huynh chưa có thông tin.
Làm thế nào để phát triển và khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của các loại hình vận tải: đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không và đường biển là bài toán mà các sinh viên khai thác vận tải phải giải đáp.



Ngành khai thác vận tải là gì?
Hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách là rất lớn, trên thực tế người người tham gia vận tải, nhà nhà tham gia vận tải nhưng đội ngũ lao động được đào tạo chuyên nghiệp rất ít. Trong khi đó các nhà sản xuất muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường, tới tay người tiêu dùng phải qua nhiều công đoạn như phân phối, vận chuyển bằng nhiều loại hình vận tải khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và đường biển.
Các doanh nghiệp vận tải đa phương thức tại Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển khá nhanh về tốc độ lẫn số lượng và đa phần thuộc các tập đoàn nước ngoài, đang cần số lượng lớn nguồn nhân lực cho nên cơ hội việc làm cho các em sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này rất rộng mở. 


Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đó, Trường Cao đẳng Giao Thông Vận Tải III (Địa chỉ: 189 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập Khoa Kinh tế và mở ngành đào tạo khai thác vận tải với chuyên ngành khai thác vận tải thủy - bộ (mã ngành: C840101),đào tạo các cử nhân vận tải làm công tác quản lý, khai thác và điều hành sản xuất đội phương tiện tại các công ty vận tải thủy - bộ, đồng thời làm công tác sản xuất, kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ giao nhận, vận tải trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kiến thức và kỹ năng

Sinh viên được đào tạo tại Nhà trường, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên hiểu biết chuyên sâu về Kinh tế vận tải, Logistics (giao nhận – kho vận), Định mức kinh tế, Marketing vận tải, Hàng hóa và thương vụ vận tải, Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, Luật giao thông thủy - bộ. Tổ chức xếp dỡ hàng hóa, Cảng và khai thác cảng, Kê khai giá cước vận tải, Lập kế hoạch kinh doanh vận tải, Quản trị chiến lược, Phân tích kinh doanh vận tải, Khai thác vận tải...
Song song với việc học lý thuyết sinh viên ngành khai thác vận tải sẽ được tham gia các đợt thực tập, kiến tập tại các doanh nghiệp vận tải, tại các xí nghiệp cảng và khai thác cảng nhằm nâng cao nhận thức và nắm vững các kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Sinh viên khai thác vận tải luôn được các công ty vận tải tìm kiếm. Họ làm việc trong các bộ phận vận chuyển xuất nhập khẩu. Các công ty này có thể chuyên hoặc không chuyên về phương thức vận tải: máy bay, thuyền, tàu, xe tải trọng lớn.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, cụ thể: Doanh nghiệp vận tải: Vận tải thủy nội địa; Vận tải ôtô; Vận tải hàng hóa; Vận tải bằng taxi; Vận tải container; Vận tải khách bằng xe buýt; Vận tải khách theo tuyến cố định; Vận tải khách bằng taxi; Vận tải khách du lịch…
Bộ phận khai thác, điều hành (điều độ) tại Bến xe; Kho bãi hàng hóa; Cảng thủy nội địa; Cảng biển; Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; Doanh nghiệp Logistic và Doanh nghiệp có đội xe, đội tàu...
Trung tâm điều hành vận tải; Phòng vận tải; Phòng quản lý phương tiện và người lái; Cảng vụ đường thủy nội địa...



Nhu cầu xã hội và cơ hội nghề nghiệp

Để quản lý khai thác có hiệu quả các hệ thống hạ tầng và dịch vụ giao thông cần phải có một đội ngũ nhân viên khai thác vận tải chất lượng cao, đạt chuẩn mực quốc tế, vì thế các sinh viên học Ngành khai thác vận tải luôn là đích ngắm của các doanh nghiệp vận tải, Logistics FDI vì tính thực tiễn của nó đối với xã hội.
Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM, khi mạng lưới metro được hoàn thành và đem vào khai thác, cần phải có hơn 3.000 kỹ sư và cán bộ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý khai thác mạng lưới tầu điện. Các công ty tư vấn quy hoạch xây dựng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam đều than phiền về sự khó khăn trong việc tuyển các kỹ sư có hiểu biết sâu rộng, có tư duy sáng tạo, khả năng lãnh đạo và ngoại ngữ tốt. Tương tự, khi gần 6.000 km đường cao tốc quốc gia được đưa vào khai thác, sẽ đòi hỏi hàng nghìn kỹ sư giao thông có chuyên môn về khai thác vận tải và kỹ thuật điều khiển, kiểm soát giao thông trên các tuyến cao tốc.
Với hệ thống hơn 30 cảng biển, sản lượng hàng hóa đã khai thác thông qua các cảng từ 181 triệu tấn (năm 2007), lên đến 286 triệu tấn (2011) và năm 2012 là trên 300 triệu tấn. Năm 2015, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 118,7 triệu tấn, tăng 9,5% so với năm 2014, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 427,3 triệu tấn, tăng 14,6%, trong đó hàng công-te-nơ đạt 12 triệu TEUs, tăng 15,5%so với năm 2014.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 800 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 1000 trên cả nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics.
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics, Việt Nam đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm nghề logistics nhưng nguồn cung cấp nhân lực trong nước cho ngành này chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistics mỗi năm tăng 20-25% gây ra lỗ hổng lớn về nhân lực. Điều đáng buồn là chỉ có khoảng 3% số nhân lực hiện nay được đào tạo chuyên nghiệp.
Công nghệ quản trị hiện đại về chuỗi cung ứng cũng đã được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như hệ thống kho phân phối, cảng cạn (ICD), hệ thống gom hàng container (CFS), các ga hàng hóa hiện đại tại các sân bay như TCS, SCSC (sân bay Tân Sơn Nhất) và NTSC, ACS (sân bay Nội Bài).

Theo nguồn: http://www.giaoduc.edu.vn/khai-thac-van-tai-nganh-hoc-dang-hut-nhan-luc.htm














Đang online: 49


Số lượt truy cập: 3113105

Doanh nghiệp đối tác